Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí vốn có của nó. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn và khó khăn khi vận động hoặc mang vác vật nặng. Hãy cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn tìm hiểu vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tốt hơn.

NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CẦN KIÊNG GÌ?

Nhiều người chủ quan cho rằng chế độ ăn uống không ảnh hưởng gì đến bệnh thoát vị đĩa đệm nên vẫn mặc sức ăn uống thoải mái. Họ không biết rằng những món ăn nên kiêng, những thứ nên tránh khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Điều này vô tình làm cho bệnh trở nên nặng hơn và gây áp lực lên cột sống, đĩa đệm của chúng ta.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng thịt chó
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng thịt chó 


 Khi bước vào độ tuổi ngoài 35, đĩa đệm của chúng ta có xu hướng bị khô, xơ , nhân nhầy giảm và đĩa đệm trở nên giòn, dễ vỡ. Cộng với quá trình làm việc, sức nặng tác động lên cột sống dễ làm cho đĩa đệm của chúng ta bị lệch vị trí, gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

 Vì vậy , ở độ tuổi này, ngoài việc bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Mỗi người nên chú ý chế độ ăn uống cũng như luyện tập sao cho có lợi cho cột sống nhất.

 Chế độ ăn uống không những cho ta sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh hoặc ngược lại.

Xem thêm: Điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

 Người bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn những thực phẩm làm gia tăng lượng mỡ trong máu như: xúc xích, mỡ lợn, dăm bông, các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ . Chúng được khuyến cáo là không nên dùng cho người bị thoát vị đĩa đệm. Vì những đồ ăn này dễ làm mất canxi làm cho cột sống bị yếu hơn. Bên cạnh đó, các món ăn chứa nhân purin và giàu đạm như thịt chó, nội tạng động vật ,… người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần phải kiêng. Nhóm thực phẩm trên còn kích thích phản ứng viêm làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng nội tạng động vật
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng nội tạng động vật


 Thức uống người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng: ngoài những món ăn cần phải kiêng. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng rượu bia. Vì rượu bia làm cho cơ thể hấp thu canxi kém hơn, gây nên tình trạng loãng xương. Những thức uống chứa cồn, chất kích thích hay thuốc lá đều ảnh hưởng xấu đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên tránh những loại nước ép chua , hoa quả chua sẽ làm cho hệ xương giòn, dễ bị phá vỡ hơn.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng nước ép chua
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ước ép chua

THÓI QUEN SINH HOẠT NÀO CẦN TRÁNH

 Vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng gì không chỉ trong ăn uống mà còn trong chế độ sinh hoạt. Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh cần chú ý giữ gìn sức khỏe . Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng nhọc làm cho tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng thêm.

Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Thoát vị đĩa đệm còn được gọi là trượt đĩa đệm. Đây là một bệnh về cột sống, kéo theo các bệnh liên quan như đau vai gáy, đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng,…Thoát vị đĩa đệm sẽ nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả kịp thời và đúng cách. Hôm nay Thoát vị đĩa đệm Sài gòn sẽ chia sẽ những thông tin về căn bệnh nguy hiểm này.
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng

 Đĩa đệm gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Bao xơ được cấu tạo bởi các sợi cơ dai và chắc. Khi các sợi trong bao xơ bị đứt một số vòng sẽ gây áp lực lên nhân nhầy và đẩy chỗ đó phình to ra. Đĩa đêmh bây giờ không làm tốt chức năng là chiếc gối hơi nâng đỡ các đốt sống lưng. Các đốt sống sẽ bị lệch ra khỏi vị trí gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

 Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm thế nào?
 Bệnh thoát vị đĩa đệm thường có triệu chứng ban đầu là đau lưng, đau cổ hay cảm giác ngứa, tê, yếu cơ và khó khăn khi vận động xoay người,…thoát vị đĩa đệm có thể gây ra một số nguy hiểm sau đây:

 Trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép lên tủy cổ bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời.Lệch đĩa đệm gây chèn ép lên các dây thần kinh vùng thắt lưng, rối loạn cơ tròn. Người bệnh lúc này sẽ gặp khó khăn không nững đi lại mà còn gặp vấn đè đại tiện, tiểu tiện không thể tự chủ.
Thoát vị đĩa đệm gây tàn phế
Thoát vị đĩa đệm gây tàn phế

 Thoát vị đĩa đệm gây nguy hiểm đến các cơ: thường gặp tình trạng teo cơ các chi, nghiêm trọng hơn là mất khả năng lao động.Thoát vị đĩa đệm gây nên tình trạng bại liệt một bên. Bại liệt là dạng nặng của thoát vị đĩa đệm , do đó người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có tình trạng vô sinh.

 Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như:

 Đau rễ thần kinh, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ. Cơn đau từ thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cả việc đứng lâu, ngồi lâu, hắt hơi, đau khi ặn đại tiện,… Ngoài ra còn bị rối loạn cảm xúc khi rễ thần kinh bị tổn thương sâu sắc.

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm

 Hội chứng đau cách hồi: Là tình trạng cơn đau xuất hiện khi người bệnh thoát vị đĩa đệm đi lại ,làm việc. Đau ngừng khi ngừng vậ động, nếu vận động lại thì cơn đau lại tái diễn.

 Nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm còn gây bất tiện trong tiểu tiện, dẫn đến rỉ nước tiểu thụ động do rối loạn cơ thắt.

 Thoát vị đĩa đệm gây nguy hiểm đối với các bộ phận khác:

 Tình trạng đau cột sống cổ, đau vai gáy xảy ra thường xuyên hơn, hoặc đau cánh tay và khớp vai.


Thoát vị đĩa đệm gây khó khăn trong vận động
Thoát bị đĩa đệm gây khó khăn trong vận động
 Thoát vị đĩa đệm làm cho người bệnh cảm thấy đau cột sống lưng, vùng lưng hay đau thần kinh liên sườn. Do các dây thần kinh bị chèn ép lẫn nhau, còn đĩa đệm thì bị lệch, các đốt sống không nằm đúng vị trí. Người bệnh sẽ rất khó để thực hiện các động tác xoay người, cúi, ngửa.

 Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu có những biểu hiện như đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, tê bì chân tay người bệnh nên đi khám và điều trị hiệu quả kịp thời. Thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nguy hiểm và khó điều trị hiệu quả hơn nếu để nặng.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp

 Thoát vị đĩa đệm là bệnh về xương khớp rất khó điều trị hiệu quả.  Ngoài việc sử dụng thuốc người bệnh còn kết hợp các bài tập thể thao để điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không? Mời các bạn cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn tìm hiểu qua bài viết sau đây:

 THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

 Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí vốn có của nó. Khi đĩa đệm bị thoát vị ,nhân nhầy sẽ bị tràn vào ống sống và chèn ép rễ thần kinh , gây đau đớn cho người bệnh.

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm như: do tuổi già, do chấn thương, do lao động nặng nhọc,…
Thoát vị đĩa đệm do lao động năng nhọc
Thoát vị đĩa đệm do lao động nặng nhọc

 Những triệu chứng ban đầu của thoát vị đĩa đệm thường là đau mỏi, tê bì chân tay, đau tăng khi vận động và giảm khi cơ thể được nghỉ ngơi.

 Thoát vị đĩa đệm nếu không được khám và điều trị hiệu quả kịp thời bệnh tình sẽ ngày một nặng hơn rất khó điều trị hiệu quả. Thoát vị đĩa đệm điều trị hiệu quả không đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng như bại liệt, teo cơ, mất sức lao động,..

 THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NÊN ĐI XE ĐẠP?

 Xe đạp không chỉ là một phương tiện đi lại mà từ lâu xe đạp đã được xếp vào một bộ môn thể thao trong các kỳ Olympic quốc gia hàng năm. Đi xe đạp còn giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, phát triển cơ thể một cách toàn diện.
Đi xe đạp khi bị thoát vị đĩa đệm nhẹ
Đi xe đạp khi bị thoát vị đĩa đệm nhẹ

 Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đi xe đạp, người đi xe đạp trước hết cần đảm bảo về sức khỏe, thể lực và sự dẻo dai của cơ thể ở mức độ nhất định.

Người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu có thể đi xe đạp để hỗ trợ rèn luyện sức khỏe và phục hồi bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý một số điểm sau :

 Không chọn xe đạp quá cao ,dẫn đến khó khăn khi lên xuống. Nên chọn xe đạp vừa với tầm cao của mình, xe đạp thấp quá cũng làm người bệnh phải khom người không tốt cho cột sống của mình.

 Yên xe đạp không được quá to hoặc quá bé mà phải vừa vặn với mông, để lực của cơ thể dồn xuống cân bằng.

 Khi đi xe đạp, người bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ nên đạp xe trên những đoạn đường bằng phẳng. Tránh đi xe vào những ổ gà hay đường dốc sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Đạp xe trên đoạn đường bằng phẳng
Đạp xe trên đoạn đường bằng phẳng

 Tùy theo mức độ bệnh để xác định thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp hay không. Nếu giai đoạn đầu của bệnh, khi bao xơ chưa bị rách, người bệnh vẫn có thể đi xe đạp. Vì lúc này, sức khỏe của người bệnh còn tốt, đi xe đạp có thể giúp thư giãn gân cốt và giải tỏa căng thẳng cho người bệnh.

Nguy hiểm khi thai phụ nhầm thoát vị đĩa đệm và đau lưng

Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh khá nhiều người gặp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều đáng ngại, không ít người chủ quan cho rằng đây chỉ là những cơn đau bình thường thời kỳ bầu bí mà không biết mình bị thoát vị đĩa đệm.

Bệnh không chỉ xuất hiện ở người già
Chị Thu Anh (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang mang thai tháng thứ năm. Gần đây, chị thường có cảm giác đau nhói, tê buốt dọc cột sống xuống đến vùng mông, đùi, rồi lan đến bắp chân. Ban đầu, nghe lời đồng nghiệp chia sẻ, chị chỉ nghĩ đây là chứng đau lưng thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên, những cơn đau diễn ra ngày một thường xuyên hơn tới mức chị rất đau đớn, khó khăn khi di chuyển. Đi khám tại bệnh viện, chị được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Còn chị Mai Liên (ở Phủ Lý, Hà Nam) hiện mang thai tuần thứ tám. Bên cạnh niềm vui, chị còn thấp thỏm nỗi lo khi có tiền sử thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng từ năm 2008. Hồi đó, chị Liên đã được các bác sĩ chỉ định tiêm 2 mũi ngoài màng cứng và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu nên không phải đối mặt với những cơn đau dữ dội vùng thắt lưng. Tuy nhiên gần đây, chị bị đau nhức trở lại, chị không dám vận động mạnh vì sợ làm tổn thương đĩa đệm. Tham khảo ý kiến chuyên gia, chị dự định tiến hành phẫu thuật nhưng cùng lúc đó lại có bầu. Chị Liên khá băn khoăn: Liệu có thể điều trị bệnh khi mang bầu và bệnh này có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
BS Lê Anh Tuấn - Trưởng khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết: Thoát vị đĩa đệm (hay còn gọi là trượt đĩa đệm, nứt đĩa đệm) là bệnh xảy ra khi đĩa đệm bị mòn, vỡ, nứt và mất nước do cơ thể con người lão hóa hoặc chủ nhân gặp chấn thương ở vùng cột sống. Khi đó, nhân đĩa đệm trào ra ngoài, xâm nhập vào trong tủy sống, dẫn tới lồi đĩa đệm hoặc đĩa đệm bị chia thành nhiều mảnh, tạo lực ép lên các dây thần kinh liền kề và gây đau buốt nơi dây thần kinh bị chèn ép. Bệnh thường xảy ra ở mặt trước hoặc mặt sau cơ thể, nếu diễn biến nặng có thể tạo ra những cơn đau buốt, tê bì ở cả mặt, hai chi dưới, thậm chí ở ruột và bàng quang. Nếu thoát vị vùng thắt lưng sẽ có triệu chứng đau lưng hoặc dọc dây thần kinh tọa, còn nếu thoát vị đĩa đệm vùng cổ sẽ gây ra đau và cứng cổ, lan ra vai và cánh tay.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai hay bị thoát vị đĩa đệm là do chị em tăng cân, lại tập trung ở vùng bụng, dẫn đến sự mất cân bằng trọng lượng cơ thể. Khi mang thai, lưng, cột sống, vùng xương chậu của phụ nữ phải chống đỡ nặng hơn. Tử cung to ra, trọng tâm cơ thể thay đổi, chèn ép các dây thần kinh, mạch máu ở phần lưng. Nhiều thai phụ lại đứng sai tư thế khi cố gắng gồng người về phía sau khiến phần lưng dưới bị kéo nặng. Ngoài ra, còn có những yếu tố như sự gia tăng hormone, nội tiết tố, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao khiến khớp và dây chằng lỏng lẻo, làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng. Tuy nhiên, do thường nhầm lẫn với chứng đau lưng thông thường ở phụ nữ mang thai, nhiều người có tâm lý chủ quan khi cho rằng, đây là bệnh lý chỉ xuất hiện ở người cao tuổi nên không đi thăm khám sớm. Lúc phát hiện thì bệnh đã nặng khiến quá trình điều trị khó khăn, phức tạp hơn.
Để làm dịu cơn đau
Theo BS Lê Anh Tuấn, có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như: Liệu pháp nhiệt -lạnh, nắn xương khớp, thuốc chống viêm không steroid, steroid đường uống, tiêm ngoài màng cứng, phẫu thuật, vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt…
Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, tiến trình điều trị cần thận trọng hơn khi chỉ áp dụng các phương pháp nhẹ nhàng mà không được dùng kháng sinh hay phẫu thuật vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Dưới sự chỉ dẫn và theo dõi định kỳ của bác sĩ, các thai phụ có thể áp dụng phương pháp nắn xương khớp giúp giảm áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, phương pháp bấm huyệt nhắm tới các dây thần kinh cũng có tác dụng làm dịu cơn đau.
Các bài tập thể dục dành cho vùng xương chậu và bụng dưới giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương  khớp và cơ bắp, làm giảm bớt căng thẳng trên cột sống. Bài tập an toàn nhất cho phụ nữ mang thai bao gồm: Đi bộ, bơi lội, đạp xe,  tập yoga… Để thuyên giảm cơn đau, thai phụ cần chỉnh sửa tư thế đứng, ngồi sao cho đúng. Khi ngủ, nên nằm nghiêng và sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng đang ngày một nặng nề. Massage, tắm nước ấm, chườm khăn nóng cũng là cách hiệu quả giúp thai phụ xoa dịu cơn đau. Chế độ ăn uống cần được điều chỉnh đủ dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thêm canxi.
Nếu không may bị thoát vị đĩa đệm khi đang mang thai, phụ nữ nên duy trì các bài tập thể lực nhẹ để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Thoát vị đĩa đệm không chỉ làm gián đoạn công việc, gây phiền toái cho sinh hoạt, quá trình mang thai mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nếu không được chú ý. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng, thai phụ cần đi khám ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nguy hiểm khi thai phụ nhầm lẫn thoát vị đĩa đệm và đau lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm vùng cột sống, thai phụ cần chú ý:
- Hết sức cẩn thận trong các hoạt động đi lại, làm việc, vận động, tránh các tác động và thay đổi tư thế đột ngột vùng cột sống thắt lưng.
- Có thể tập các bài tập thể dục, yoga tốt cho phụ nữ mang thai để tránh các triệu chứng đau nhức gây ra do bệnh và quá trình mang thai. Nên tập nhẹ nhàng và tập các bài tập phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối).
- Khi đau, có thể dùng ngải cứu sao rượu để chườm chỗ đau.
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức và rất tốt cho thai nhi.
- Khám thai thường xuyên để đánh giá sự phát triển của thai nhi, đồng thời thai phụ cũng cần đánh giá sức khỏe tổng quát, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ để tiên lượng trước các vấn đề khi sinh đẻ. Tùy theo mức độ biểu hiện bệnh và sức khỏe của thai phụ mà các bác sĩ có chỉ định đẻ thường hay mổ đẻ.
- Trong trường hợp bệnh nặng, thai phụ có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền như dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt. Tuy nhiên việc điều trị này cần được tiến hành tại các bệnh viện và do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc điều trị ở những nơi không được cấp phép vì rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, rất dễ dẫn đến động thai và sảy thai.

Xem thêm các thông tin về thoát vị đĩa đệm sài gòn để có biện pháp phòng tránh kịp thời

Yoga trị thoát vị đĩa đệm

Yoga không chỉ được biết đến trong việc cải thiện sắc vóc, thẩm mỹ như bộ môn thể dục mà còn là liệu pháp giúp cải thiện sức khỏe. Nhiều người đã thoát khỏi thoát vị đĩa đệm nhờ yoga phục hồi tự nhiên.
Có mặt tại Ngày hội Yoga và Thiền tại Hà Nội vừa tổ chức, ít ai biết được có những người từng bị bệnh rất nặng đã hồi phục sức khỏe từ việc tập luyện Yoga. Lê Thanh Toàn, 26 tuổi ở Lâm Hà, Lâm Đồng, một cử nhân công nghệ thông tin tại TP.HCM là một ví dụ.

Toàn kể, 3 năm trước sau một tai nạn, anh bị thoát vị đĩa đệm và khi tới bệnh viện thăm khám bác sĩ nói anh phải mổ mới khỏi được. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật Toàn bị viêm, phải nằm liệt giường nửa năm trời. Toàn tập ngồi, tập đứng và tập đi được thì bác sĩ khuyên anh tập bơi và chạy bộ nhưng sau thời gian dài tập luyện và uống thuốc đều đặn, cột sống của anh vẫn không khá hơn. Anh không đứng thẳng được, người nghiêng sang một bên, không cúi thấp được, ngồi ghế nửa tiếng là lưng đau phải nằm nghỉ, sinh hoạt vô cùng khó khăn. Điều trị không hiệu quả càng khiến tinh thần của Toàn tệ hơn.
Nghe bạn bè nói tập Yoga sẽ đỡ, anh tìm thông tin trên mạng biết đến lớp học phục hồi tự nhiên bằng yoga, anh đã đăng ký theo học. Tuy nhiên, Toàn lại đăng ký học lớp đại trà chung với rất nhiều người.
“Ban đầu mình đã định bỏ cuộc, chán nản vì mình không thể theo được bất cứ động tác yoga nào dù là dễ nhất. May thay, khi chuẩn bị bỏ cuộc vô tình gặp được một nữ huấn luyện viên yoga có tâm. Cô kiểm tra và sắp xếp liền cho anh vào học lớp yoga phục hồi 1 kèm 1; không những vậy, cô còn đồng ý hỗ trợ học phí cho anh.
Nửa tháng đầu tiên, việc cúi người, vặn mình, ngồi khoanh chân... thực sự rất khó khăn. Sau mỗi buổi tập về, mình thấy đau ê ẩm, mệt mỏi như người không có sức lực. Tuy nhiên, một tháng kiên trì tập luyện căng giãn cơ khớp, mình đã bắt đầu quen với việc tập yoga hằng ngày. Sau khoảng 3 tháng, Toàn cảm nhận cơ thể chuyển biến, tinh thần thấy thoải mái hơn sau mỗi giờ học” - Toàn chia sẻ.
Hiện sau 6 tháng học yoga phục hồi, sức khỏe của anh đã hồi phục hoàn toàn và đi làm lại bình thường. Từ việc học lớp một thầy một trò, Toàn đã chuyển qua lớp yoga thông thường luyện tập để duy trì sức khỏe. Toàn đã thoát khỏi thoát vị đĩa đệm nhờ yoga và có thể thực hiện thuần thục nhiều động tác khó.
Cũng như Toàn, cô Bẩy (TP HCM) nhiều năm nay bị nhiều chứng bệnh liên quan tới xương khớp như thoái hóa đốt sống đáy thắt lưng, có dấu hiện lão hóa đốt sống cổ, lồi đĩa đệm cột sống vai… Để chữa trị, cô đã tìm đến nhiều phương pháp như châm cứu, vật lý trị liệu… nhưng vẫn đau. Hơn một năm trước, tình cờ biết đến phương pháp phục hồi sức khỏe tự nhiên bằng yoga, cô đã tham gia. Một năm kiên trì tập luyện yoga phục hồi, sức khỏe của cô đã cải thiện rõ rệt.
Theo các chuyên gia, Yoga phục hồi tự nhiên là phương pháp có từ lâu và đã được thực hành thành công trên đất Ấn Độ. Yoga không chỉ tác dụng tự chữa lành mà còn phòng ngừa, cải thiện tốt nhất cho sức khỏe.
Yoga là một cách thức chữa trị thoát vị đĩa xương sống rất hiệu quả. Tập yoga giúp kéo giãn cơ lưng, tăng sức mạnh cho lưng và làm dịu các cơn đau, thúc đẩy quá trình điều đĩa đốt sống một cách nhanh chóng. Yoga là sự kết hợp giữa các cách thức vật lý trị liệu không giống nhau giữ cho cơ luôn vận động, cho nên các đĩa cột sống được bình phục.
Với những bệnh nhẹ, yoga giúp phục hồi nhanh chóng nhưng những trường hợp bệnh nặng cần có sự chỉ định của bác sĩ, được tư vấn dựa trên hồ sơ bệnh án để đưa ra chương trình trị liệu thích hợp.
Xem thêm thông tin tại Thoát vị đĩa đệm Sài Gòn để có biện pháp cải thiện sức khỏe



 
Yoga trị thoát vị đĩa đệm
Yoga trị thoát vị đĩa đệm

Ho nhẹ cũng đau toàn thân

Theo một số nghiên cứu của ngành Y khoa Hoa Kỳ, khoảng 70% dân số trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bệnh được điều trị hiệu quả. ThS.BS Nguyễn Tấn Luông, Phó Trưởng Khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ) chia sẻ về các dấu hiệu sớm nhận diện bệnh thoát vị đĩa đệm, nguy cơ dẫn đến bệnh và việc phòng tránh, điều trị bệnh.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm


Nỗi khổ khi ho nhẹ cũng đau toàn thân
Thời gian gần đây, chị Ngọc Giao (36 tuổi, làm nghề trang điểm ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) thường đau nhức cột sống. Chị nghe người quen hướng dẫn đi châm cứu và đắp thuốc Nam, thuốc Bắc nhưng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng. Đau nhức quá, chị Giao đến bệnh viện thăm khám, được các bác sĩ ngoại thần kinh chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm và điều trị nội khoa. Chị Giao cho biết, từ khi uống thuốc đến nay, chị đỡ đau và đi lại dễ dàng hơn.
Các chuyên gia lý giải: Cột sống gồm nhiều đốt sống, giữa hai đốt sống có một đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nhân đĩa đệm bị đè nén, thoát vị vào trong ống sống gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh, gây ra các triệu chứng về vận động, cảm giác, đau lan dọc theo rễ thần kinh chi phối các chi. Cột sống phân chia 3 đoạn cơ bản: Cổ, ngực và thắt lưng. Trong thoát vị đĩa đệm, hay gặp nhất là vùng cột sống thắt lưng, kế đến là cột sống cổ, ít gặp cột sống ngực. Tùy tổn thương đĩa đệm mà khi bị thoát vị sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng.
Đoạn cổ thường biểu hiện: Đau chủ yếu vùng sau cổ lan ra vùng vai đến một hoặc hai tay, cánh tay, cẳng tay và cảm giác tê các đầu ngón tay. Đoạn lưng thường biểu hiện: Đau vùng cột sống lưng lan xuống một hoặc hai chân; mông, đùi, cẳng chân và xuống bàn chân. Hạn chế vận động cột sống thắt lưng do đau, đau tăng lên khi ho, hắt hơi và rặn, giảm đau khi gập gối và đùi lên bụng. Bệnh nhân còn có rối loạn cảm giác tê như kiến bò ở bắp chân hoặc ở gan bàn chân.
Nguyên nhân thường gặp nhất trong thoát vị đĩa đệm cột sống là thoái hóa cột sống, đĩa đệm và chấn thương cột sống. Thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp ở tuổi trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi và người trên 60 tuổi. Đại đa số thường xảy ra từ 20 - 49 tuổi bởi đó là thời kỳ con người hoạt động mạnh nhất, đĩa đệm cột sống phải chịu tác động trọng tải lớn và các chấn thương.
Dễ biến chứng nếu điều trị muộn
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, có thể do nam giới lao động, mang vác nặng nhiều hơn nữ giới. Đặc điểm công việc liên quan tư thế vận động: Trong các công việc liên quan thoát vị đĩa đệm cột sống, thường gặp những người làm công việc mang vác nặng. Một số nghề nghiệp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm do cột sống phải vận động quá giới hạn, ngồi lâu làm việc trong tư thế gò bó, độ rung lớn, tư thế cột sống quá ưỡn, quá gù hay vẹo cột sống có thể kết hợp với xoay vặn hoặc sau một đợt mang vác nặng cũng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, có thể dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Thực tế, nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không đến bệnh viện làm các xét nghiệm chẩn đoán, điều trị mà đắp thuốc, châm cứu theo dân gian. Quá trình khám bệnh, BS Nguyễn Tấn Luông thỉnh thoảng gặp, khi bệnh nhân qua quá trình điều trị lâu dài mà không thuyên giảm hoặc có thể nặng hơn, đến khám bác sĩ chuyên khoa, bệnh có phần trầm trọng hơn. Đến giai đoạn muộn hơn đã teo cơ ở tay hay chân tùy thuộc rễ thần kinh bị tổn thương hoặc có thể yếu vận động chi do thoát vị đĩa đệm.
Khả năng điều trị bị hạn chế đối với những trường hợp chậm trễ đến bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể bị những dấu hiệu nặng trong bệnh lý như: Yếu, thậm chí liệt chi, tiêu, tiểu khó, rối loạn sinh dục. Những trường hợp này, hiệu quả điều trị kém và phải qua quá trình phục hồi lâu dài, thậm chí không hồi phục, tốn kém nhiều chi phí, công sức, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều phương pháp khác nhau điều trị thoát vị đĩa đệm hay bệnh cột sống. Tùy loại thoát vị, vị trí hay mức độ tổn thương mà điều trị nội khoa hay ngoại khoa… Khi bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn, chẩn đoán sớm và tuân thủ điều trị đúng, sẽ có kết quả tối ưu nhất.
Tránh các bài thể dục quá nặng
BS Nguyễn Tấn Luông, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ khuyến cáo, để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, các bệnh lý cột sống nói chung, những người trên 60 tuổi và người có nghề nghiệp lao động mang vác nặng, tư thế lao động phải ngồi nhiều, nhào lộn, lái xe có độ rung lớn… nên dùng đai cột sống thắt lưng để phòng bệnh, hạn chế thoái hóa cột sống và thoái hóa đĩa đệm có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Chú ý giữ cột sống thẳng trong lúc làm việc; tập thể dục, thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội; tránh vận động cột sống thắt lưng quá mức, đặc biệt là động tác cúi nâng vật nặng hoặc xoay cột sống quá mức; tránh chấn thương cột sống. Khi bị đau nhức xương khớp, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả, tránh để lại biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.