Hiển thị các bài đăng có nhãn dau-hieu-va-trieu-chung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dau-hieu-va-trieu-chung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thoát vị đĩa đệm khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Khớp gối có vai trò cực kỳ quan trọng, nó gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, là khớp phải vận động nhiều nhất vì thế nó có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất. Một vài nguyên nhân thoái hóa khớp gối chúng ta cần biết sau đây, hãy cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn tìm hiểu để từ đó tìm cách phòng tránh bệnh sao cho tốt nhất.
+ Tuổi cao sức yếu: viêm khớp, thoái hóa khớp là vấn đề thường gặp ở người già. Tuổi càng cao, cơ thể càng bị lão hóa nhanh, khả năng sản sinh sụn khớp bị suy giảm mạnh từ đó khả năng tái tạo sụn khớp bị ảnh hưởng.
+ Dị tật bẩm sinh
+ Gặp chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến khớp gối
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn lậu, lao, nhiễm trùng gối
+ Do nội tiết thay đổi: bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, mắc tiểu đường, loãng xương do nội tiết
+ Do chuyển hóa của bệnh gout
+ Do thừa cân, béo phì
+ Do làm các công việc nặng nhọc thường xuyên phải khuân vác, gây sức ép lên khớp gối…

Thoát vị đĩa đệm khớp gối
Thoát vị đĩa đệm khớp gối

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Tùy theo từng giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ mà có các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một vài triệu chứng phổ biến mà bạn cần nắm được, hãy tham khảo để có thể phát hiện bệnh sớm, từ đó tìm cách điều trị sao cho kịp thời.
Cảm giác đau nhức khớp gối mỗi khi di chuyển đặc biệt là mỗi khi bạn bước lên cầu thang
Cảm giác tê cứng khớp sau khi ngủ dậy vào buổi sáng hoặc sau khi đứng, ngồi lâu
Khớp gối thường xuyên đau nhức, cảm giác như bị co rút gân
Khó đứng thẳng, kho duỗi thẳng khớp gối
Bệnh để lâu, cơ đau tăng nặng sẽ dẫn đến tình trạng đi lại khập khiễng, không thể đứng thẳng như bình thường, duỗi hay gập khớp gối sẽ khó khăn hơn
Khớp gối sưng to, có dấu hiệu viêm: sưng đau, nóng đỏ

Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ

Khi bạn bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì nên tìm hiểu các phương pháp để điều trị kịp thời. Có các biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm như liệt, teo cơ, mất khả năng vận động…Nếu thấy có triệu chứng của bệnh thì bạn nên đi thăm khám ngay để không gặp những biến chứng đáng tiếc đó.
Hãy cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn tìm hiểu những biến chứng đó

Biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ
Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp, gây ra những biến chứng và hậu quả hết sức nặng nề, nếu bị nặng bệnh nhân có thể bị teo cơ chi.

Đĩa đệm có hình cái đĩa, nằm giữa hai đốt sống kế cận, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là nhân nhầy, gần giống như lòng trắng trứng. Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi là thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm thường để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm. Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

– Khi bạn có những dấu hiệu sau đây thì nên đi khám và có hướng điều trị

– Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm: đau âm ỉ hoặc đau chói, co thắt cơ hoặc vọp bẻ, yếu ớt, ngứa ran hoặc đau quy chiếu.

– Đau quy chiếu có nghĩa là cơn đau xuất hiện ở khu vực khác của cơ thể mà nguyên nhân lại là do đĩa đệm. Chẳng hạn như nếu bạn bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng), bạn có thể sẽ bị đau quy chiếu ở chân. Hiện tượng này còn được gọi là đau thần kinh tọa – một cơn đau nhói xuất phát từ mông đến cẳng chân, đôi khi có thể lan đến cả bàn chân. Thông thường thì chỉ bị ở một chân.
Xem thêm thông tin tại:
http://thoatvidiademsaigon.blogspot.com/

Thoát vị đĩa đệm có tái phát không

 Thoát vị đĩa đệm là bệnh về xương khớp mãn tính mà nguyên nhân trực tiếp gây bệnh chính là sự thoái hóa, tổn thương của cột sống. điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và có chế độ sinh hoạt hợp lý. Thoát vị đĩa đệm có tái phát hay không cong tùy thuộc vào nhiều yếu tố, hãy cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn khám phá nhé.

 Nguyên nhân sâu xa gây bệnh thoát vị đĩa đệm là do quá trình lão hóa ở người già hoặc ở người trẻ do chấn thương, làm việc nặng nhọc thời gian dài,…Điều này gây tổn thương lên cột sống, đĩa đệm sẽ trở nên giòn, dễ vỡ. Lúc này, nếu có lực mạnh tác động lên đĩa đệm sẽ làm cho đĩa đệm không đủ sức chống đỡ. Từ đó, nhân nhầy bị tràn ra khỏi đĩa đệm và gây chèn ép rễ thần kinh, gây nên những cơn đau thoát vị đĩa đệm.

 Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ dễ điều trị hiệu quả hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả kịp thời.

 THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ TÁI PHÁT KHÔNG?

 Muốn biết thoát vị đĩa đệm có tái phát không phải dựa trên nhiều yếu tố:

 Thứ nhất là mức độ bệnh: trường hợp thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu mà người bệnh được điều trị hiệu quả sớm thì cơ hội thành công sẽ cao hơn và ít tái phát. Khi mới có những cơn đau nhức và khó khăn trong vận động xoay người, thường hay đau lưng thì đây mới chỉ là giai đoạn đầu của bệnh. Nếu điều trị hiệu quả đúng phương pháp thì thoát vị đĩa đệm sẽ khỏi hẳn không tái phát. Sau các liệu trình điều trị hiệu quả, người bệnh phải tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống sao cho tránh gây tổn thương lên cột sống. Lúc này, thoát vị đĩa đệm sẽ không có nguy cơ tái phát.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm

 Còn trong trường hợp bệnh đã nặng, ở giai đoạn cơn đau kéo đến nhiều hơn, người bệnh cảm thấy cực kỳ khó khăn thì bệnh rất khó điều trị hiệu quả. điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm lúc này cần nhiều thời gian hơn và kết hợp nhiều phương pháp: vừa dùng thuốc bắc, vừa xoa bóp, vật lý trị liệu vừa phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và sinh hoạt. Lúc cơn đau đã suy giảm, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng không được vì thế mà lơ là trong chế độ dùng thuốc cũng như sinh hoạt, ăn uống. Thoát vị đĩa đệm có tái phát hay không lúc này phụ thuộc rất lớn vào sinh hoạt của người bệnh. Tránh lao động nặng nhọc, ngồi nhiều, sai tư thế là những điều được các bác sĩ khuyến cáo người từng bị thoát vị đĩa đệm nên tránh.

 HẬU QUẢ CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

 Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mãn tính, thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở cả người trẻ, phụ nữ mang thai. Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị hiệu quả kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

 Trường hợp bệnh nặng có thể gây bại liệt, tàn phế suốt đời. Khi cột sống bị thoái hóa, đĩa đệm bị tổn thương, người bệnh mất dần khả năng vận động. Lâu dần sẽ hủy hoại cột sống, làm người bệnh không còn khả năng đi lại.

Ở nam giới, thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, điều này có thể gây cản trở quá trình sinh sản.
Đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
Đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

 Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên rễ thần kinh, làm cho người bệnh luôn luôn trong trạng thái đau nhức, khó vận động. Các cơn đau vai gáy, đau cột sống thắt lưng xuất hiện thường xuyên hơn.

 Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, người bệnh có thể mất sức lao động, không còn làm được những công việc nặng. Vì vậy, khi có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đi khám và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Thoát vị đĩa đệm còn được gọi là trượt đĩa đệm. Đây là một bệnh về cột sống, kéo theo các bệnh liên quan như đau vai gáy, đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng,…Thoát vị đĩa đệm sẽ nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả kịp thời và đúng cách. Hôm nay Thoát vị đĩa đệm Sài gòn sẽ chia sẽ những thông tin về căn bệnh nguy hiểm này.
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng

 Đĩa đệm gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Bao xơ được cấu tạo bởi các sợi cơ dai và chắc. Khi các sợi trong bao xơ bị đứt một số vòng sẽ gây áp lực lên nhân nhầy và đẩy chỗ đó phình to ra. Đĩa đêmh bây giờ không làm tốt chức năng là chiếc gối hơi nâng đỡ các đốt sống lưng. Các đốt sống sẽ bị lệch ra khỏi vị trí gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

 Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm thế nào?
 Bệnh thoát vị đĩa đệm thường có triệu chứng ban đầu là đau lưng, đau cổ hay cảm giác ngứa, tê, yếu cơ và khó khăn khi vận động xoay người,…thoát vị đĩa đệm có thể gây ra một số nguy hiểm sau đây:

 Trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép lên tủy cổ bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời.Lệch đĩa đệm gây chèn ép lên các dây thần kinh vùng thắt lưng, rối loạn cơ tròn. Người bệnh lúc này sẽ gặp khó khăn không nững đi lại mà còn gặp vấn đè đại tiện, tiểu tiện không thể tự chủ.
Thoát vị đĩa đệm gây tàn phế
Thoát vị đĩa đệm gây tàn phế

 Thoát vị đĩa đệm gây nguy hiểm đến các cơ: thường gặp tình trạng teo cơ các chi, nghiêm trọng hơn là mất khả năng lao động.Thoát vị đĩa đệm gây nên tình trạng bại liệt một bên. Bại liệt là dạng nặng của thoát vị đĩa đệm , do đó người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có tình trạng vô sinh.

 Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như:

 Đau rễ thần kinh, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ. Cơn đau từ thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cả việc đứng lâu, ngồi lâu, hắt hơi, đau khi ặn đại tiện,… Ngoài ra còn bị rối loạn cảm xúc khi rễ thần kinh bị tổn thương sâu sắc.

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm

 Hội chứng đau cách hồi: Là tình trạng cơn đau xuất hiện khi người bệnh thoát vị đĩa đệm đi lại ,làm việc. Đau ngừng khi ngừng vậ động, nếu vận động lại thì cơn đau lại tái diễn.

 Nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm còn gây bất tiện trong tiểu tiện, dẫn đến rỉ nước tiểu thụ động do rối loạn cơ thắt.

 Thoát vị đĩa đệm gây nguy hiểm đối với các bộ phận khác:

 Tình trạng đau cột sống cổ, đau vai gáy xảy ra thường xuyên hơn, hoặc đau cánh tay và khớp vai.


Thoát vị đĩa đệm gây khó khăn trong vận động
Thoát bị đĩa đệm gây khó khăn trong vận động
 Thoát vị đĩa đệm làm cho người bệnh cảm thấy đau cột sống lưng, vùng lưng hay đau thần kinh liên sườn. Do các dây thần kinh bị chèn ép lẫn nhau, còn đĩa đệm thì bị lệch, các đốt sống không nằm đúng vị trí. Người bệnh sẽ rất khó để thực hiện các động tác xoay người, cúi, ngửa.

 Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu có những biểu hiện như đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, tê bì chân tay người bệnh nên đi khám và điều trị hiệu quả kịp thời. Thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nguy hiểm và khó điều trị hiệu quả hơn nếu để nặng.

Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

Tê bàn tay bàn chân, luôn bồn chồn, động đậy chân trong khi ngủ, đau nhức cơ tay chân... có thể là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm.


Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, thoát vị đĩa đệm là vấn đề thường gặp đối với những người bị đau lưng trong thời gian dài. Khi cơ thể lão hóa hoặc bị chấn thương, các đĩa đệm trở nên yếu đi dẫn tới tình trạng thoát vị. Ban đầu người bị thoát vị thường chỉ cảm thấy những cơn đau cơ nhẹ hoặc các vấn đề không đáng kể ở cột sống. Càng về sau, các cơn đau sẽ nhiều hơn và liên tục, dữ dội, dùng thuốc cũng không có tác dụng.

Các triệu chứng phổ biến thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm bao gồm tê bàn tay hay bàn chân, luôn bồn chồn, động đậy chân trong khi ngủ, đau nhức cơ ở hai tay và hai chân. Bệnh nhân nặng có thể bị yếu cơ ở hai tay và hai chân, mất cảm giác trên da, đi lại khó khăn, thậm chí rối loạn chức năng tình dục. Bác sĩ Paul khuyên mọi người khi bị các triệu chứng trên đi khám chuyên khoa về sức khỏe thần kinh cột sống để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gây liệt.

Bác sĩ Paul cho rằng yếu tố quan trọng nhất của điều trị thoát vị đĩa đệm là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chiến lược điều trị triệt để tận gốc, trong đó ưu tiên những phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc và không xâm lấn. Chẳng hạn, khi bệnh nhân bị đau ở chân, nguyên nhân của các cơn đau thường không xuất phát từ chân mà có thể do những chèn ép mất cân bằng ở phần hông và lưng dưới. Khi cơ bắp xoắn chặt lại và chèn ép lên các dây thần kinh ở đĩa đệm, chân của bệnh nhân cảm thấy tê hoặc bị đau, khó khăn trong khi di chuyển. Lúc ấy, các bác sĩ thần kinh cột sống nắn chỉnh phần hông bệnh nhân, tác động đến những khu vực cơ bắp riêng biệt kéo dài từ vùng cột sống đến hông giúp giải phóng các áp lực trên phần cơ bắp. Nhờ đó đem lại sự cân bằng cho hông và lưng của bệnh nhân, đồng thời giúp giảm triệu chứng đau. 


 
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm