Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thoát vị đĩa đệm khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Khớp gối có vai trò cực kỳ quan trọng, nó gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, là khớp phải vận động nhiều nhất vì thế nó có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất. Một vài nguyên nhân thoái hóa khớp gối chúng ta cần biết sau đây, hãy cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn tìm hiểu để từ đó tìm cách phòng tránh bệnh sao cho tốt nhất.
+ Tuổi cao sức yếu: viêm khớp, thoái hóa khớp là vấn đề thường gặp ở người già. Tuổi càng cao, cơ thể càng bị lão hóa nhanh, khả năng sản sinh sụn khớp bị suy giảm mạnh từ đó khả năng tái tạo sụn khớp bị ảnh hưởng.
+ Dị tật bẩm sinh
+ Gặp chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến khớp gối
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn lậu, lao, nhiễm trùng gối
+ Do nội tiết thay đổi: bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, mắc tiểu đường, loãng xương do nội tiết
+ Do chuyển hóa của bệnh gout
+ Do thừa cân, béo phì
+ Do làm các công việc nặng nhọc thường xuyên phải khuân vác, gây sức ép lên khớp gối…

Thoát vị đĩa đệm khớp gối
Thoát vị đĩa đệm khớp gối

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Tùy theo từng giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ mà có các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một vài triệu chứng phổ biến mà bạn cần nắm được, hãy tham khảo để có thể phát hiện bệnh sớm, từ đó tìm cách điều trị sao cho kịp thời.
Cảm giác đau nhức khớp gối mỗi khi di chuyển đặc biệt là mỗi khi bạn bước lên cầu thang
Cảm giác tê cứng khớp sau khi ngủ dậy vào buổi sáng hoặc sau khi đứng, ngồi lâu
Khớp gối thường xuyên đau nhức, cảm giác như bị co rút gân
Khó đứng thẳng, kho duỗi thẳng khớp gối
Bệnh để lâu, cơ đau tăng nặng sẽ dẫn đến tình trạng đi lại khập khiễng, không thể đứng thẳng như bình thường, duỗi hay gập khớp gối sẽ khó khăn hơn
Khớp gối sưng to, có dấu hiệu viêm: sưng đau, nóng đỏ

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí vốn có của nó. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn và khó khăn khi vận động hoặc mang vác vật nặng. Hãy cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn tìm hiểu vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tốt hơn.

NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CẦN KIÊNG GÌ?

Nhiều người chủ quan cho rằng chế độ ăn uống không ảnh hưởng gì đến bệnh thoát vị đĩa đệm nên vẫn mặc sức ăn uống thoải mái. Họ không biết rằng những món ăn nên kiêng, những thứ nên tránh khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Điều này vô tình làm cho bệnh trở nên nặng hơn và gây áp lực lên cột sống, đĩa đệm của chúng ta.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng thịt chó
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng thịt chó 


 Khi bước vào độ tuổi ngoài 35, đĩa đệm của chúng ta có xu hướng bị khô, xơ , nhân nhầy giảm và đĩa đệm trở nên giòn, dễ vỡ. Cộng với quá trình làm việc, sức nặng tác động lên cột sống dễ làm cho đĩa đệm của chúng ta bị lệch vị trí, gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

 Vì vậy , ở độ tuổi này, ngoài việc bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Mỗi người nên chú ý chế độ ăn uống cũng như luyện tập sao cho có lợi cho cột sống nhất.

 Chế độ ăn uống không những cho ta sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh hoặc ngược lại.

Xem thêm: Điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

 Người bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn những thực phẩm làm gia tăng lượng mỡ trong máu như: xúc xích, mỡ lợn, dăm bông, các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ . Chúng được khuyến cáo là không nên dùng cho người bị thoát vị đĩa đệm. Vì những đồ ăn này dễ làm mất canxi làm cho cột sống bị yếu hơn. Bên cạnh đó, các món ăn chứa nhân purin và giàu đạm như thịt chó, nội tạng động vật ,… người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần phải kiêng. Nhóm thực phẩm trên còn kích thích phản ứng viêm làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng nội tạng động vật
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng nội tạng động vật


 Thức uống người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng: ngoài những món ăn cần phải kiêng. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng rượu bia. Vì rượu bia làm cho cơ thể hấp thu canxi kém hơn, gây nên tình trạng loãng xương. Những thức uống chứa cồn, chất kích thích hay thuốc lá đều ảnh hưởng xấu đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên tránh những loại nước ép chua , hoa quả chua sẽ làm cho hệ xương giòn, dễ bị phá vỡ hơn.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng nước ép chua
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ước ép chua

THÓI QUEN SINH HOẠT NÀO CẦN TRÁNH

 Vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng gì không chỉ trong ăn uống mà còn trong chế độ sinh hoạt. Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh cần chú ý giữ gìn sức khỏe . Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng nhọc làm cho tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng thêm.

Đau lưng ở khu vực cột sống thường xuyên có bị bệnh không

Ngày nay, hiện tượng đau lưng rất phổ biến, nó được nhắc đến nhiều với những người làm văn phòng hoặc người cao tuổi. Hiện tượng đau lưng nhìn chung đều do căng cơ, sự suy yếu và không còn linh hoạt của dây chằng, trong khi đó xương sống lại là cột trụ, nâng đỡ và định hình cơ thể chúng ta. Vì vậy, nếu một bộ phận gần đó gặp vấn đề thì cột sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Để có phương pháp điều trị hiệu quả đúng nhất để chấm hiệu quả bệnh thì hãy cùng Thoát vị đĩa đệm Sài gòn tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh là gì.
Đau lưng ở cột sống là hiện tượng khá phổ biến
Đau lưng ở cột sống là hiện tượng khá phổ biến

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐAU LƯNG GẦN CỘT SỐNG


Những chấn thương cơ học, tai nạn, va chạm để lại hậu quả là đau lưng gần cột sống.

Do bạn khi làm việc, đọc sách, học tập,... có tư thế sai lại kéo dài trong thời gian dài. Một trong những nguyên nhân mà mọi người thường ít chú ý đó chính là tư thế ngủ. Đây là tư thế rất quan trọng, vì ngủ là khoảng thời gian xương khớp, cột sống và các bộ phận trong cơ thể được nghỉ ngơi vì vậy nếu tư thế không đúng sẽ làm tăng thêm mệt mỏi, đau nhức lưng, nhất là gần cột sống.

Do bạn lâu ngày không vận động, chơi thể thao; do mang vác vật quá nặng.Do lúc bạn giãn cơ, xoay người quá mạnh khiến cơn đau nhất thời.

Đối với phụ nữ, thì khi bị đau lưng gần cột sống thì cũng khá bình thường, nó có thể xảy đến khi đến kì kinh nguyệt, tiền mãn kinh. Nhưng nếu có những biểu hiện khác như đau bụng dưới, đau ngực, sốt, khó tiểu tiện, đầy bụng thì nên đi khám vì tất cả những triệu chứng này dấu hiệu bạn đang mặc một số bệnh phụ khoa: u nang buồng trứng, u cổ tử cung, viêm cổ tử cung,...

Đau lưng gần cột sống có thể do bạn bị một số bệnh về lưng, hoặc gần lưng ảnh hưởng. Ví dụ như thoát vị đĩa đệm. Lúc này đĩa đệm của bạn nằm không đúng vị trí và chèn lên các dây thần kinh xung quanh, gây đau. Nếu bạn đau lưng gần cột sống thì có thể do đĩa đệm của bạn đang chèn lên các dây thần kinh cột sống.

Đau lưng gần cột sống có thể bị do bạn bị các chứng bệnh tinh thần: do quá căng thẳng, ủ rũ, mệt mỏi, sang chấn tinh thần,... không chỉ gây đau, mỏi mệt xương khớp, nó còn gây khó chịu, tức ngực và như có khối u ở cổ họng.

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP


Đau lưng ê ẩm, kéo dài
Khi vận động, hay cử động càng đau
Đau từ dưới lên trên, hoặc đau phần trên sau đó lan xuống lưng dưới.
Gây rối loại một số chức năng của các bộ phận liên quan, như thận, bàn quang,...


MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ


Để tránh những cơn đau trước mắt cũng như trị tận gốc bệnh, bạn nên sử dụng những phương pháp Đông y đây là phương pháp được hầu hết bệnh nhân tin tưởng vì nó không chỉ đạt hiệu quả mà chi phí không cao, cũng không gây tác dụng phụ.

Điều trị đau cột sống bằng đông y
Điều trị đau cột sống bằng đông y

Lựa chọn cho bản thân những bài tập thể dục, thể thao phù hợp với tình trạng, sức khỏe của bản thân. Đây là phương pháp rất tốt, không chỉ dành cho người đau lưng mà cho tất cả mọi người. Nó giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái, cơ thể dẻo dai, xương cốt linh hoạt hơn.

Chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân. Thường xuyên bổ sung canxi và các chất tốt cho xương bằng các thực phẩm, như: cá, sữa, gạo, hoa quả rau củ,... hạn chế hút thuốc, đồ nhiều đường, dầu mỡ,...

Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến ở người già. Thoát vị đĩa đệm gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong vận động. Đồng thời nó còn kéo theo nhiều cơn đau, nhức mỏi xương khớp khi thời tiết thay đổi. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân thoát vị đĩa đệm để có cách phòng tránh hiệu quả.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm được cấu tạo bởi mâm sụn, các vòng dai và chắc quanh bao xơ. Nhân nhầy nằm giữa hai mâm sụn. Khi đĩa đệm bị áp lực , chèn ép sẽ làm nhân nhầy tràn ra ngoài khe khớp và làm mất đi chức năng giảm ma sát giữa hai mậm sụn. Đồng thời dây thần kinh bị chèn ép sẽ làm người bệnh cảm thấy đau và khó khăn trong vận động xoay người, cúi lên, xuống.

Triệu chứng của bệnh thường là các cơn đau cột sống do dây thần kinh bị chèn ép. Cơn đau thường kéo dài trong vòng hai ngày, sau đó sẽ dịu xuống được khoảng 1-2 tuần lại tiếp tục đau. Có thể là những biểu hiện đau, tê, nhức ở các bộ phận như cột sống lưng, cột sống cổ, đau vai gáy,…

NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm có thể do nhiều yếu tố gây nên như tuổi già, chấn thương cột sống, do lao động nặng nhọc,…

Thoát vị do quá trình thoái hóa cột sống, lúc này cột sống của chúng ta bị suy thoái sụn khớp, gây loãng xương và xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Vậy nguyên nhân thoái hóa cột sống cũng chính là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh thoát vị đĩa đệm.

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chủ yếu: thoát vị đĩa đệm rất dễ xảy ra trong trường hợp người bệnh phải lao động nặng nhọc . Thường xuyên mang vác vật nặng hoặc sử dụng nhiều đến cơ bắp .
Thoát vị đĩa đệm do lao động nặng
Thoát vị đĩa đệm do lao động năng


Khi người bệnh lao động nặng nhọc sẽ làm tổn thương đến cột sống. Cột sống của chúng ta vừa phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể vừa chịu sức nặng của những vật chúng ta mang vác nên nguy cơ bị thoái hóa rất cao.  Qúa trình này diễn ra từ từ, những triệu chứng ban đầu thường là nhức mỏi, đau cổ, đau vai gáy,…Người bệnh thường chủ quan và cho đó là cơn đau nhức thông thường mà không kịp thời đi khám.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm còn do yếu tố tuổi tác. Độ tuổi từ 40 trở đi, hệ xương khớp của chúng ta trên con đường lão hóa. Sụn khớp suy giảm, cộng với quá trình sản sinh chất nhầy cũng ít đi. Khi chất nhầy ít thì xương khớp chúng ta sẽ có triệu chứng khô, cứng, khó vận động. Điều này sẽ gây khó khăn trong đi lại, các động tác co, gập các khớp, cột sống sẽ gây đau nhức cho người bệnh. Lâu dần cột sống của chúng ta sẽ bị biến dạng làm lệch vị trí các đĩa đệm gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm do vận động sai tư thế
Thoát vị đĩa đệm do vận động sai tư thế


Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do vận động sai tư thế trong thời gian dài. Ví dụ như việc bưng, bê vật nặng sai tư thế, hoặc trường hợp ông, bà bế cháu nhỏ sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm. Cột sống của chúng ta với hình dáng thẳng vốn có. Nhưng khi lao động, làm việc chúng ta có thể khom lưng, nghiêng người để bưng bê. Điều này vô tình làm cho cột sống bị cong , có thể gây lệch vị trí các đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm do chấn thương
Thoát vị đĩa đệm do chấn thương

Cột sống của chúng ta khi bị tổn thương sẽ rất dễ gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở đây là khi cột sống bị chấn thương sẽ làm yếu sụn khớp. Cột sống lúc này không đủ khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể, mâm sụn bị yếu nên sẽ làm nhân nhầy bị tràn ra khỏi hai khe khớp và lệch vị trí đĩa đệm( hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm).

Thoát vị đĩa đệm do di truyền. Thông thường, nếu bố mẹ có vấn đề về cấu trúc cột sống thì con cái cũng dễ gặp trường hợp lưng gù, vẹo. Cột sống lúc này bị biến dạng sẵn rồi nên thoát vị đĩa đệm rất dễ xảy ra. Ở những người có hệ xương khớp không được khỏe mạnh, nên sẽ xảy ra tình trạng lão hóa và suy thoái khớp sớm ,dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Ở những người trên 40 tuổi,nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là do quá trình sản sinh nhân nhầy, sụn khớp bị suy giảm, dẫn đến đĩa đệm bị khô , dễ bị xơ hóa, rạn nứt. Lúc này nếu có áp lực mạnh tác động mạnh vào cột sống sẽ làm cho nhân nhầy tràn vào ống cột sống, chèn ép lên rễ thần kinh  gây nên các cơn đau cột sống cổ, cột sống lưng.


Thoát vị đĩa đệm do tuổi già
Thoát vị đĩa đệm do tuổi già

Vì điều trị bằng phương pháp đông y dựa trên thể bệnh và cơ địa từng người nên việc thăm khám trực tiếp với bác sĩ có thể xác định đúng tình trạng bệnh cũng như thể chất từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và liệu trình thuốc phù hợp có thể biết thêm thông tin tại Thoát vị đĩa đệm Sài Gòn để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống

- Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm rất đa dạng: do chấn thương, bệnh lý, đặc biệt là do thoái hóa xương theo tuổi tác. Người lao động nặng hoặc chơi các môn thể thao sai tư thế cũng dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm cấp tính...như những người lao động nặng ở tư thế cúi gập lưng hoặc bê vác nặng; hay tập các môn thể thao nặng như tennis là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Nguyên nhân đầu tiên gây thoát vị đĩa đệm là các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
- Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
Ví dụ như những người ngồi xe máy nhiều, đặc biệt là phải đi nhiều trên mặt đường rung, sóc dễ bị thoát vị đĩa đệm. Nhân viên văn phòng cũng là đối tượng bị thoát vị đĩa đệm nhiều do phải tập trung tư tưởng, căng cơ cổ, đánh máy nhiều. Đầu và cổ ở tư thế bất động kéo dài, các cơ sau gáy phải liên tục kéo căng; trong tình trạng ấy, nếu máy lạnh hoặc quạt xối thẳng vào người thì còn tệ hại hơn nữa…
- Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
- Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.
- Bệnh thường gặp với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
- Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Cần điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu của bệnh và cố gắng khắc phục những nguyên nhân trên để tránh bệnh tái phát và cũng có thể giúp giảm số lượng các cơn đau đáng kể.

 
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm